TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIM BÀI KHỞI ĐỘNG NĂM HỌC MỚI VỚI CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP STEM VÀ CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Thứ tư - 11/10/2023 16:19
Thực hiện kế hoạch của nhà trường, sáng thứ Bẩy ngày 07 tháng 10 năm 2023 trường Tiểu học thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai đã tổ chức dạy 01 chuyên đề về Hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và 02 chuyên đề về tích hợp dạy Stem trong môn Toán.
Tại trường Tiểu học thị trấn Kim Bài, hoạt động dạy và học vẫn luôn là hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Các thầy các cô của nhà trường đã luôn cố gắng để làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo đối với các học sinh thân yêu.Song song với việc học kiến thức các thầy cô giáo luôn chú trọng đến hình thành và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh ngay từ lớp 1. Các tiết dạy chuyên đề về "Hoạt động trải nghiệm" đều được các thầy cô giáo chuẩn bị chu đáo, công phu, đa dạng các thiết bị dạy học phù hợp với chuyên môn, thể hiện năng lực, tinh thần và sự đam mê. Tiết dạy nào cũng sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn kích thích được sự sáng tạo của học sinh giúp các em phát triển được năng lực của mình, tự tin làm chủ tri thức, tạo sự hứng khởi và hợp tác nhiệt tình.
Thực hiện chuyên đề khối 4 Cô giáo: Nguyễn Thị Mơ chủ nhiệm lớp 4E với Hoạt động giáo dục - Hoạt động trải nghiệm ở tuần 5 (Tiết Sinh hoạt lớp) với chủ đề: " Xử lý khi bị xâm hại tinh thần"
Với tiết học này các em học sinh nêu lên những việc tốt mà mình đã làm được trong tuần qua. Thảo luận kế hoạch của lớp trong tuần tới. Đặc biệt với chủ đề: " Xử lý khi bị xâm hại tinh thần"các con học sinh đã được thảo luận nhóm để nêu vấn đề, đóng vai tình huống, quay video clip,…. Tất cả đều nhằm giải quyết nội dung khi con hoặc bạn của con bị xâm hại tinh thần thì con xử lý như thế nào? Tất cả những nội dung nếu trên đề được học sinh đưa ra và bàn bạc rất sôi nổi, học sinh rất hào hứng với tiết học này. Thông qua tiết Hoạt động giáo dục - Hoạt động trải nghiệm học sinh hiểu được thế nào là bị xâm hại tinh thần và cách xử ký khi bị xâm hại tinh thần. Cô giáo Nguyễn Thị Mơ hướng dẫn học sinh khởi động Tiết dạy đã thể hiện rõ tiêu chí dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực hành ứng dụng. Các phương pháp dạy học mà cô giáo đã lựa chọn thể hiện rõ nét sự đổi mới, tích cực hóa tính trải nghiệm ở học sinh thực sự đem lại nhiều niềm vui cho cả cô và trò.
Thực hiện chuyên đề khối 1, cô giáo Nguyễn Thị Trình giáo viên chủ nhiệm lớp 1A với tiết Toán dạy tích hợp Stem bài: Thực hành cùng thẻ học toán
Cô giáo: Nguyễn Thị Trình với tiết Toán dạy tích hợp Stem bài: Thực hành cùngthẻ học toán Đây là một hình thức dạy học tích hợp mới theo chương trình GDPT 2018 đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra từ năm học 2020-2021 và khuyến khích các nhà trường triển khai. Bắt đầu từ năm học 2023-2024 Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo quyết liệt triển khai hình thức dạy học này nhằm góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Qua tiết học, điều đầu tiên mà tất cả giáo viên đều nhận thấy rằng các em học sinh lớp 1 tuy còn nhỏ đọc, viết chưa thạo nhưng dưới dự hướng dẫn khéo léo của giáo viên các con đã rất hào hứng và say mê khi thực hành làm sản phẩm, đoàn kết khi làm việc nhóm và các con cũng rất tự tin khi chia sẻ về sản phẩm của mình cho các bạn cùng nghe
Sản phẩm thẻ học toán của các con học sinh lớp 1A trong tiết học
Học sinh tự tin chia sẻ sản phẩm của nhóm mình
Học sinh cùng nhau đánh giá sản phẩm của các nhóm
Đối với học sinh lớp 4A do cô giáo Nguyễn Thị Thanh thực hiện tiết chuyên đề tích hợp dạy Stem trong môn toán bài: “Bộ chữ số bí ẩn”với nội dung “Chế tạo sản phẩm" là hoạtđộng mà học sinh của các nhóm đều mong đợi. Các em không những thoải mái trong tiết học do có sự thay đổi khác biệt với những ngày học khác mà còn rèn luyện được kỹ năng làm việc – hỗ trợ theo nhóm,lựa chọn và sử dụng được các nguyên liệu, dụng cụ để làm sản phẩmđúng cách, an toàn, hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Các em học sinh tích cực, chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm, có ý thức giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm nguyên liệu khi làm sản phẩm. Các nhóm đều hoàn thành đượcsản phẩm theo thiết kế ban đầu của mỗi nhóm. Mỗi sản phẩm đều đảm bảo các tiêu chí mà cô trò đã cùng xây dựng, nhóm nào cũng có sản phẩm rất riêng, đẹp mắt, sáng tạo Cô giáo: Nguyễn Thị Thanh với tiết Toán dạy tích hợp Stem bài: Bộ chữ số bí ẩn
Kết thúc chuyên đề, cô giáo Nguyễn Thị Thu Chung – Phó Hiệu trưởng nhà trường đãchủ trì phần trao đổi và thống nhất về chuyên môn. Rất nhiều các ý kiến góp ý, bổ sung nhằm xây dựng tiết học được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó còn có những băn khoăn, vướng mắc cần được tháo gỡ cũng đã được các đồng chí giáo viên sôi nổi đưa ra với mong muốn cùng nhau thực hiện thật tốt nhiệm vụ chuyên môn trong năm học 2023-2024.
Dưới sự chỉ đạo của cô giáo Lê Thị Kim Thái – Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị Thu Chung - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã thống nhất một số vấn đề về chuyên môn như sau: * Đối với dạy tích hợp Stem: - Phương pháp giáo dục STEMnhằm trang bị cho các em những kỹ năng mềm như tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp,….Thông qua các trò chơi đồng đội, các hoạt động đội nhóm các học sinh sẽ được thầy cô hướng dẫn và khuyến khích học sinh thực hành. - Sau mỗi một sản phẩm, một thí nghiệm hoàn thành. Học sinh sẽ cùng suy nghĩ cách trình bày, thuyết trình để sản phẩm của mình hấp dẫn, cuốn hút và thuyết phục thầy cô cùng bạn bè trong lớp. Việc này giúp học sinh gắn kết và đoàn kết với bạn bè. Củng cố khả năng thuyết trình, tư duy phản biện khoa học là những kỹ năng được đánh giá cao trong cuộc sống. - Qua bài học STEM học sinh đã thực hiện được các bước thực hành làm ra sản phẩm với các chất liệu dễ kiếm, dễ tìm trong cuộc sống, biết sử dụng an toàn các vật dụng khi thực hành, biết giữ vệ sinh lớp học khi thực hành , biết trưng bày chia sẻ cảm nhận sau khi làm ra sản phẩm,… - Bài học Stem đảm bảo tuân thủ theo năm bước: Bước 1: Xác định vấn đề Bước 2: Lên ý tưởng cho sản phẩm và đề xuất các giải pháp thiết kế Bước 3: Thiết kế bản vẽ Bước 4: Làm sản phẩm từ bản thiết kế Bước 5: Trình bày, thảo luận về sản phẩm * Đối với tiết Hoạt động trải nghiệm (Tiết 3 – Sinh hoạt lớp) - Thời gian: 35 phút/tiết - Tiết học được chia làm 2 nội dung chính + Nội dung thứ nhất: sinh hoạt lớp nhằm sơ kết các hoạt động của các tổ, của lớp; Xếp thi đua các tổ trong lớp; Bình xét cá nhân tiêu biểu; Đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của tuần này và đưa ra phương hướng hoạt động của tuần tiếp theo (Thời gian 12-15 phút). + Nội dung thứ hai: Dạy theo chủ đề trong chương trình GDPT 2018 đã qui định (Thời gian 20-22 phút) - Định hướng cho tiết sau (Thời gian 1 phút) Lưu ý: tùy từng lớp và từng đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp. Ba tiết dạy chuyên đề của trường Tiểu học thị trấn Kim Bài được thực hiện tại lớp 1A; 4A; 4E đã thành công tốt đẹp. Sau 3 tiết học diễn ra trong không khí tươi vui, tích cực các em đã phát huy được các năng lực, chủ động thiết kế được sản phẩm một cách sáng tạo và các em cũng biết được các cách xử lý khi bị xâm hại tinh thần đó cũng là một cách giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Cũng sau buổi sinh hoạt chuyên môn các giáo viên trong trường đã thấy được tác dụng và tầm quan trọng Hoạt động giáo dục – Hoạt động trải nghiệm, của giáo dục STEM đối với sự hình thành các năng lực và phẩm chất của học sinh. Sau các chuyên đề này giáo viên và học sinh tiếp tục dạy- học các bài học STEM và Hoạt động trải nghiệm với nhiều sáng tạo và sẽ là phương pháp dạy- học được thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh của trường Tiểu học thị trấn Kim Bài. Với sự đam mê luôn sáng tạo không ngừng nghỉ cùng sự ham học hỏi rất nghiêm túc, xin kính chúc các thầy cô giáo sẽ gặt hái nhiều thành công và có thật nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác chuyên môn trong đó có việc tiếp cận với bài học Stem sẽ được triển khai đại trà bắt đầu từ năm học này. Dưới đây là một số hình ảnh