TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIM BÀI KẾT THÚC CHUỖI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ VÀ THAO GIẢNG ĐỢT 20/11
Thứ ba - 14/11/2023 13:35
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, trường Tiểu học thị trấn Kim Bài đã tổ chức và thực hiện thành công các chuyên đề cấp Thành phố, cấp Huyện và cấp trường. Đồng thời nhà trường cũng đã tổ chức phong trào Hội giảng chào mừng 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hàng đầu, là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới, đặc biệt với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mong muốn đem đến những tiết dạy hay, hiệu quả cho học sinh, Ban chuyên môn nhà trường đã xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên đề và Kế hoạch Hội giảng chào mừng 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngay từ đầu năm học, đồng thời cũng đã xây dựng các tiết chuyên đề ở tất cả các môn học ở tất cả các khối lớp. Các chuyên đề được thực hiện từ ngay sau khi Khai giảng năm học mới, các tiết Hội giảng được triển khai bắt đầu từ ngày 07/10/2023. Tới dự các tiết chuyên đề, hội giảng có các cô giáo trong Ban giám hiệu và cùng các thầy cô giáo trong nhà trường. Tính đến thời điểm hiện tại nhà trường đã thực hiện thành công 01 tiết chuyên đề thành phố, đi tiếp thu 12 chuyên đề cấp huyện và đã triển khai đủ 12 chuyên đề ở nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường còn xây dựng 04 chuyên đề dạy học theo định hướng bài học Stem cấp trường. Trong phong trào hội giảng chào mừng 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam đã có 28/28 thầy cô tham gia hội giảng và đã được Ban chuyên môn và các thầy cô giáo xếp loại 28 giờ tốt. Với tinh thần nghiêm túc học hỏi, chia sẻ và rút kinh nghiệm, qua các tiết chuyên đề, hội giảng các giáo viên đã tập trung nghiên cứu mục tiêu, phương pháp, hình thức và kỹ thuật tổ chức dạy học chương trình, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Mở đầu cho chuỗi tiết dạy chuyên đề là tiết Lịch sử, địa lý lớp 4 cấp Thành phố với bài “Lịch sử và văn hoá truyền thống Hà Nội” do cô giáo Nguyễn Thuỳ Dương thực hiện. Với phương pháp dạy học tăng cường tính tương tác giữa giáo viên và học sinh đồng thời chia nhóm tự thảo luận để hoàn chỉnh các yêu cầu của giáo viên, các bạn nhỏ đã chủ động lĩnh hội kiến thức mới của bài học, thể hiện sự tự tin, nhanh nhẹn và tích cực trong tiết học.
Cô giáo Nguyễn Thuỳ Dương trong tiết dạy chuyên đề cấp Thành phố Tiếp theo là những tiết chuyên đề dạy học theo định hướng bài học Stem do Ban chuyên môn và các đồng chí giáo viên trong tổ, khối xây dựng. Đây là một hình thức dạy học tích hợp mới theo chương trình GDPT 2018 đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra từ năm học 2020-2021 và khuyến khích các nhà trường triển khai. Bắt đầu từ năm học 2023-2024 Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo quyết liệt triển khai hình thức dạy học này nhằm góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Qua các tiết học, điều đầu tiên mà tất cả giáo viên đều nhận thấy rằng: Các em không những thoải mái trong tiết học do có sự thay đổi khác biệt với những ngày học khác mà còn rèn luyện được kỹ năng làm việc – hỗ trợ theo nhóm, lựa chọn và sử dụng được các nguyên liệu, dụng cụ để làm sản phẩmđúng cách, an toàn, hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Các em học sinh tích cực, chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm, có ý thức giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm nguyên liệu khi làm sản phẩm. Các nhóm đều hoàn thành đượcsản phẩm theo thiết kế ban đầu của mỗi nhóm. Mỗi sản phẩm đều đảm bảo các tiêu chí mà cô trò đã cùng xây dựng, nhóm nào cũng có sản phẩm rất riêng, đẹp mắt, sáng tạo. Các em học sinh đã rất hào hứng và say mê khi thực hành làm sản phẩm, đoàn kết khi làm việc nhóm và các con cũng rất tự tin khi chia sẻ về sản phẩm của mình cho các bạn cùng nghe
Cô giáo: Nguyễn Thị Trình với tiết Toán dạy tích hợp Stem bài: Thực hành cùngthẻ học toán
Cô giáo: Nguyễn Thị Thanh với tiết Toán dạy tích hợp Stem bài: Bộ chữ số bí ẩn
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nhung và học sinh lớp 2D trong tiết học Toán dạy tích hợp Stem bài: Thanh cộng trong phạm vi 20
Cô giáo: Nguyễn Thị Lý với bài dạy tích hợp Stem Bên cạnh đó nhà trường cũng đã triển khai thành công 12 chuyên đề đã đi tiếp thu cấp huyện. 28 tiết dạy trong phong trào Hội giảng. Việc xây dựng các tiết học, giáo viên luôn bám sát mục tiêu giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, giúp các em học xong biết ứng dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống. Nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng về giáo án, khả năng sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và kĩ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, các tiết học đã diễn ra thành công. Các cô giáo đã truyền cảm hứng vào tiết dạy với lòng yêu nghề và tinh thần nhiệt huyết. Các tiết học được đồng nghiệp đánh giá cao về sự đầu tư, nghiêm túc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa mới và thực hiện tốt Thông tư 27 của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá, nhận xét học sinh trong các tiết dạy.
Sau mỗi giờ dạy chuyên đề, hội giảng các thầy cô trong nhà trường cùng nhau rút kinh nghiệm thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học với mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của các khối lớp trong năm học 2023 -2024.
Kết luận sau chuỗi thực hiện chuyên đề, hội giảng năm học 2023-2024, cô giáo Lê Thị Kim Thái – Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu chỉ đạo: “Chương trình giáo dục, sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi về mục tiêu, phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức dạy học. Đặc biệt, chương trình, sách giáo khoa có tính mở, giáo viên có thể chủ động sắp xếp nội dung dạy học theo chủ đề, chủ điểm, mạch kiến thức mà không nhất thiết phải theo trình tự, phân phối chương trình. Ngoài các môn quen thuộc, chương trình GDPT 2018 mới có thêm môn Hoạt động trải nghiệm, môn Công nghệ. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp, kỹ năng truyền thụ, tổ chức tốt để góp phần thực hiện thành công chương trình GDPT 2018.
Dưới đây là một số hình ảnh của các tiết chuyên đề, hội giảng: