BÀI VIẾT VỀ XÃ BÌNH MINH
Thứ bảy - 30/07/2022 17:12
Xã Bình Minh tới đầu thế kỷ 19, là tổng Bảo Đà, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Tổng Bảo Đà đầu thế kỷ 19 gồm các làng xã: Bảo Đà (Bình Đà), Thạch Tuyền (Sinh Quả, Tê Quả, Suối Bi). Năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12 nhà Nguyễn, tổng Bảo Đà cùng với toàn bộ huyện Thanh Oai (phủ Ứng Thiên) được chia về tỉnh Hà Nội nhà Nguyễn. Ngày nay xã Bình Minh được chia làm 10 thôn, đó là thôn: Chợ, Chằm, Chua, Quách, Đìa, Dộc, Thượng, Sinh Quả, Sinh Liên, Minh Kha. Mỗi thôn mang một sắc thái riêng, nhưng con người Bình Minh rất nồng hậu, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, dám nghĩ, dám làm. Nghề chính của họ là nghề trồng lúa nước, nghề thêu ren, nghề làm pháo hoa. Ngày nay do nền kinh tế phát triển nên nghề thêu ren không còn chuộng nữa. Còn nghề làm pháo hoa rủi ro rất cao nên chính phủ đã nghiêm cấm. Không vì thế mà người dân Bình Minh nản trí mà họ nghĩ ra nhiều ngành, nhiều nghề chân chính. Do con người nơi đây thông minh, hiếu học, vì thế có nhiều nhà giáo, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên, quân đội, công an, cán bộ trung, cao cấp, công tác ở khắp mọi miền đất nước đã đưa kinh tế của xã nên một tầm cao mới. Chính vì vậy mà nhiều ngôi nhà cao tầng đua nhau mọc san sát đưa quang cảnh xã Bình Minh thêm hãnh diện, hiên ngang, tươi sáng. Cũng là vùng được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn đặt chân.
Bản sắc và truyền thống tự hào của xã Bình Minh được thể hiện qua dòng lịch sử khắc sâu ở mỗi ngôi đình, ngôi chùa của mỗi thôn làng. Cụ thể là làng Bình Đà có 2 ngôi đình, một trong 2 đình này là đình Nội thờ quốc tổ Lạc Long Quân. Ngôi đình còn lại là đình Ngoại thờ Linh Lang đại vương, hoàng tử nhà Lý con vua Lý Thánh Tông, người hy sinh trong chiến tranh chống quân Tống xâm lược. Hàng trăm năm nay, từ ngày 26-2 đến 6-3 âm lịch Lễ hội Bình Đà thờ Thánh Tổ Lạc long Quân (đền Nội) Linh Lang Đại Vương (đình Ngoại) được diễn ra. Con cháu khắp miền đất nước, người xa quê hương đất Việt tụ hội để tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân- vị Thánh dân tộc, có công khởi dựng nên đất nước con Lạc cháu Hồng. Tham gia hoạt động tín ngưỡng văn hoá truyền thống đậm nét độc đáo, mỗi người dân thấy tự hào có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Lễ hội Bình Đà là “Lễ hội truyền thống tạo thành sức mạnh đoàn kết cộng đồng, là môi trường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các hệ sau”. Chính vậy, sức hút Lễ hội Bình Đà - Bình Minh - Thanh Oai - TP Hà Nội từ nhiều năm vượt khỏi phạm vi làng, xã để trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá lễ hội truyền thống tương xứng với di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, đồng thời thu hút cộng đồng từ nhiều vùng, miền trên cả nước chiêm bái. Từ truyền thuyết đến sử sau ghi Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân nằm vùng châu thổ sông Hồng thuộc xã Bảo Cựu - Phủ Ứng Thiên - thuộc Trấn Sơn Nam Thượng, vùng đất phía nam thành Thăng Long, có sông Đỗ Động giang chảy qua (Nay làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai - Hà Nội) Đền thờ nhìn hướng Tây có núi Tam Thai (nay khu Ba Gò) Theo truyền thuyết vùng dấu tích cổ đại này, nơi đặt mộ Quốc Tổ Lạc Long Quân từ huyền thoại vào tâm thức lịch sử cộng đồng; vị Thánh phụng thờ đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân có công khai sơn khởi dựng theo truyền thuyết ngài sinh Vua Hùng tiếp diễn cho cội nguồn văn hoá buổi đầu dựng nước; người dân Lạc Việt nhờ ý thức gắn kết cộng đồng qua hàng nghìn năm trở thành bệ đỡ cho truyền thống quý báu mang sắc Việt. Đền xây dựng từ thời cổ xưa, nhiều lần trùng tu phục dựng sau kỳ bị giặc dã đốt phá, hủy hoại Dấu ấn thời gian lại qua bia thời Lý, thời Lê Trung Hưng Đến thời Khải Định (1918) Đền trùng tu với quy mô hoành tráng. Từ năm 1980 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành văn hóa, nhân dân làng Bình Đà xã Bình Minh, bà con xa quê công đức xây dựng lại Đền thiêng cũ. Đặc biệt từ năm 2009, chuẩn bị đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Đền được phục dựng quy mô hoàn chỉnh, trở thành di tích lịch sử, văn hoá có sức hấp dẫn du khách bốn phương. Truyền: nơi mộ táng Lạc Long Quân, xa xa dòng Hát Giang lung linh có mầu cẩm thạch, đôi bờ mềm mại lúa ngô, trông lên Tản Viên vời vợi mầu xanh thách thức với thời gian nắng khát, mưa nhuần. Phía Nam có dòng Đỗ Động giang bắt nguồn từ sông Hát đại ngọc lượn vòng quanh làng, trở thành long mạch linh thiêng. Kèm theo nước từ hướng Đình Găng, Cầu Hội giống rồng uốn lượn (lục long chầu hội). Phía Bắc chùa Bụt Mọc nằm mênh mang cánh đồng Cổ Lõi nơi tiềm ẩn di sản quý báu từ thời Hùng Vương dựng nước (trống đồng, trầu vàng, cau vàng tìm thấy năm 1984). Phải khí thiêng sông núi hội tụ mới tạo nên vùng đất cát địa. Kiến trúc cổ lễ hội in đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật độc đáo quần thể di tích đền gồm: Đệ Nhất Cung (Thượng Cung Hậu Cung) đặt phù điêu giá tượng long ngai Lạc Long Quân. Đệ Nhị Cung (Tiền Tế) đặt đồ thờ (tế tự); Đệ Tam Cung (nhà Đại bái) nơi tế lễ, cửa treo hoành phi sơn son thiếp vàng với hàng đại tự "Vi Bách Việt Tổ", tạo thành hình chữ Đinh, dãy Tả Mạc Tiền Môn (Đệ Ngũ Cung), Tất Đại Đình ôm gọn lấy Phương Đình (Đệ Tứ cung) tạo thành hình chữ Quốc. Hai bên Tả mạc đường bệ bao lấy khu sân gạch rộng lớn, trước Tiền môn sân ngồi kề bên ao sen hình chữ nhật rộng 500m2 gương soi bóng Đền, gỗ sơn son thiếp vàng tinh xảo, miêu tả cảnh Lạc Long Quân văn võ bá quan xem hội đua thuyền, tái sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương; Chân dung Lạc Long Quân ngự ngai vàng, đầu đội vương miện chạm hình "lưỡng long chầu nguyệt" với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, khoác áo long bào, vóc dáng bệ vệ, oai phong. Theo tương truyền, phù điêu lưu giữ hàng mấy thế kỷ, tu tạo nhiều lần song vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ xưa, tạo nên giá trị độc đáo, quý báu, là kết tinh văn hoá hàng nghìn năm dân tộc. Giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (Đền Nội), Bộ Văn hóa thông tin cấp Bằng Di tích lịch sử ngày 13-3-1985. Trước Lễ hội truyền thống Bình Đà mở từ ngày 1/3 đến 6/3 âm lịch, đám rước lớn diễn trình suốt lễ hội. Buổi sáng dân làng thành kính cử hành lễ đại tế Quốc Tổ Lạc Long Quân, với lễ vật cúng chay với lời "chúc văn" trầm hùng, xen tiếng chiêng, trống, sáo, nhị hoà tấu âm vang. Khoảng 10 giờ sáng ngày mồng 5/3, nghi lễ đặc sắc với lễ hội rước bánh vía (bánh thánh), từ đền Nội giếng ngọc (giếng chùa cả) để làm lễ thả bánh, nghi lễ bí truyền đầy hấp dẫn, lễ hội kết thúc với rước lễ "Hoàn cung" từ Đền thờ Quốc Tổ (đền Nội) đến đền Ngoại. Trải qua sáu ngày lễ hội với đủ nghi lễ trang trọng, đậm nét giá trị văn hoá truyền thống độc đáo với hoạt động vui chơi náo nhiệt, người dân Bình Đà - Bình Minh du khách thập phương trẩy hội, ai cũng có niềm tin vào linh thiêng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân Thánh Vương Linh Lang thành hoàng, xen lẫn tâm thức ngưỡng vọng Lễ hội Bình Đà- Bình Minh- Thanh Oai -TP Hà Nội. Hàng trăm năm qua vốn môi trường sinh hoạt văn hoá độc đáo, thu hút các thế hệ khắp vùng trung du Bắc Bộ. Đây không gian linh thiêng mà gần gũi, dung dị trang nghiêm tỏ lòng thành kính tri ân hệ rồng, cháu lạc với Đức Quốc Tổ dân tộc buổi đầu dựng nước, thuật thư pháp nhóm nghệ sỹ đương đại, trình diễn ánh sáng, âm đại trước mặt tiền Đền thời Quốc Tổ Lạc Long Quân phục hồi trình diễn nghệ thuật đốt bông truyền thống. Ngoài Đình Nội, Đình Ngoại của Bình Đà được xếp di tích lịch sử. Ngoài ra còn có Đình Minh Kha. Đây là mái đình thuộc làng Minh Kha: Đình được xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII, ban đầu còn giản dị nhỏ bé, qua gần 300 năm xây dựng tu tạo đã trở nên khang trang bề thế như hiện nay. Ban đầu, đình hướng về phía đông bắc. Năm Đinh Mùi 1907 làng xây thêm cung đình kiên cố với nhiều nét trạm khắc hoa văn tinh xảo và chuyển hướng về phương đông. Năm 1910 đình được xây dựng thêm ngôi đình vuông tám mái, công trình này có kiến trúc nghệ thuật thẩm mĩ cao. Năm Mậu Dần 1938 đình được xây dựng thêm đại bái, hai tả mạc, sân đình, bình phong, cột trụ, tường hoa, cổng và trở thành một tổng thể kiến trúc đồ sộ cổ kính. Đình làng Minh Kha mang đậm nét những dấu ấn văn hóa, độc đáo, tiêu biểu của kiến trúc, điêu khắc Việt Nam truyền thống. Trong đình có tượng cùng nhiều đồ trang trí thờ cúng tâm linh, sơn son thếp vàng, đình được dân làng thường xuyên thờ cúng. Đình Minh Kha thờ Tướng quân Phạm Ngũ Lão là Thành hoàng làng. Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là một tướng tài của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, thời Trần Hưng Đạo, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.
Đình làng Minh Kha được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 2008.