KẾ HOẠCH CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2021-2022

Thứ bảy - 09/10/2021 20:20
 
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TT KIM BÀI

Số: 162/KH-THKB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do – Hạnh phúc

 Kim Bài, ngày 05 tháng 10 năm 2021



KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2021 – 2022

Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch covid-19; Quyết định số 3952/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Công văn hướng dẫn số 3078/SGD&ĐT-GDPT ngày 31/8/2021 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022; Công văn số 3322/SGDĐT-TTr ngày 20/9/2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc triển khai công tác thanh tra và hướng dẫn kiểm tra năm học 2021-2022; Công văn số 3356/SGDĐT-TTr ngày 22/9/2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GDTX; Kế hoạch 577/KH-GDĐT ngày 21/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai;
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 và tình hình thực tế nhà trường;
 Trường tiểu học thị trấn Kim Bài xây dựng Kế hoạch Kiểm tra nội bộ năm học 2021 – 2022 của nhà trường, cụ thể như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Kiểm tra đánh giá đúng thực trạng nhà trường, chỉ rõ ưu, khuyết điếm của từng tổ, bộ phận, cá nhân; đôn đốc thúc đẩy hoạt động dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu qủa công tác quản lý;
- Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điếm của từng bộ phận, cá nhân đế kịp thời động viên, nhắc nhở, xử lý, khắc phục; giúp cán bộ, GV nhận ra từng điểm mạnh, điếm yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách hiệu quả và thiết thực.
- Kiểm tra nhằm phát hiện thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng. Nhằm giúp nhà trường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần đối mới quản lý giáo dục; Nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá đúng trình độ năng lực của giáo viên; Nhằm giải quyết các đề nghị sau kiểm tra, đặc biệt chú ý là hiệu quả công tác, chất lượng giáo dục.
- Tìm ra các giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chất lượng hoạt động dạy- học, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
- Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong trường học, góp phần đối mới quản lý giáo dục hiện nay.
2. Yêu cầu:
- Ban Kiểm tra nội bộ (KTNB) của nhà trường thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ trường trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT;
- Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hóa các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban KTNB kiểm tra).
- Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hình thức, kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch.
- Lập hồ sơ kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra: Biên bản kiểm tra cần ghi đầy đủ, cụ thể, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.
III. NHIỆM VỤ:
1. Nhiệm vụ trọng tâm
-Triển khai kế hoạch tự kiểm tra và nội dung kiểm tra đến CB-GV-NV trong HĐSP; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
- Phối hợp với Công đoàn trường tạo điều kiện cho Ban Kiểm tra nhân dân trường học hoạt động theo qui định của pháp lệnh Kiểm tra và thực hiện Quy chế dân chủ trong Nhà trường theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT;
- Có biện pháp kiểm tra một cách tích cực để kiểm tra công tác chuyên môn, tổ chức kiểm tra định kì và các phong trào giao lưu, Hội thi, công tác tuyển sinh.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Thành lập Ban KTNB đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
          - Xây dựng kế hoạch KTNB sát với thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.
          - Ban KTNB tổ chức có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch; đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.
          - Ban KTNB phối kết hợp chặt chẽ với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý dứt điểm sau kiểm tra.
          - Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và rút kinh nghiệm trong công tác KTNB cho những năm tiếp theo.
- Kiểm tra hoạt động của tổ khối, các bộ phận về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục gắn với thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; việc đánh giá xếp loại học sinh lớp cuối cấp.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên, xem xét hoạt động của giáo viên, phát hiện tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp giáo viên phát triển các khả năng sở trường vốn có và khắc phục hạn chế thiếu sót. Xây dựng đội ngũ giáo viên phát huy nguồn nhân lực nhà trường.
- Thông qua công tác tự kiểm tra đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục, đề ra biện pháp quản lý phù hợp hơn, thông qua kiểm tra giáo viên có biện pháp bồi dưỡng CMNV cho từng giáo viên.
          - Kiểm tra công tác quản lý nội bộ nhà trường đối với các cá nhân được phân công phụ trách các bộ phận theo từng lĩnh vực được phân công: Chuyên môn, hành chính, thư viện- thiết bị, phổ cập giáo dục, kế toán-thủ quỹ,…
          - Nội dung kế hoạch kiểm tra được thực hiện trong suốt năm học và được triển khai, đánh giá cụ thể trong các phiên họp Hội đồng sư phạm nhà trường.
          Ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch, trong năm học nhà trường còn tổ chức kiểm tra đột xuất đối với giáo viên dạy lớp và các bộ phận.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2021 - 2022 và tình hình thực tế, nhà trường xác định nội dung kiểm tra, xác định các công việc cụ thế theo từng đối tượng cần kiểm tra trong năm học như sau:
1. Kiểm tra về đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy nhà trường theo qui định.
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo nhà trường.
- Hồ sơ kiểm tra: Hồ sơ viên chức, các quyết định tổ chức và quyết định phân công.
2. Kiểm traviệc thực hiện nhiệm vụ của GV.
2.1.Kiểm tra toàn diện GV:
 - Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
 - Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn theo hướng đổi mới: Kiểm tra hồ sơ của giáo viên theo quy định; Kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; Kiểm tra việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; Việc chấp hành quy chế chuyên môn.
- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm lớp và các công tác kiêm nhiệm khác;
- Đánh giá giờ dạy: Theo hướng dẫn đánh giá tiết dạy của Sở Giáo dục.
- Biện pháp: Sử dụng đội ngũ tổ trưởng, thành phần tham gia kiểm tra; những giáo viên không có giờ đều phải tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Chỉ tiêu: 30% số giáo viên công tác giảng dạy tại trường. Những giáo viên được kiểm tra toàn diện trong năm. Danh sách chi tiết như sau:
 
TT Họ và tên GV Năm vào ngành Trình độ CM Nhiệm vụ được phân công Thời gian
1 Nguyễn Thị Hoa 1992 Đại học GVCN lớp 1B Tháng 10
2 Ng. Thị Hồng Nhung 1992 Đại học GVCN lớp 2D Tháng 10
3 Nguyễn Thị Ngân 2013 Đại học GVCN lớp 4B Tháng 10
4 Phạm Thị Phương 2009 Đại học GVCN lớp 2B Tháng 11
5 Lê Thị Luyến 2003 GV dạy GDTC Tháng 11
6 Bùi Văn Hưng 2002 Đại học GV dạy MT Tháng 11
7 Lê Hải Anh 1993 Đại học GVCN lớp 3D Tháng 11
8 Nguyễn Thị Lý 2016 GVCN lớp 4E Tháng 12
2.2. Kiểm tra chuyên đề GV:
- Kiểm tra: Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy (100% GV); Việc sử dụng thiết bị dạy học của GV; Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, vận dụng CNTT trong giảng dạy; Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo ánKiểm tra hoạt động dạy thêm - học thêm trong nhà trường.
- Chỉ tiêu: 100% GV nhà trường.
+ KT việc thực hiện chương trình, KH giảng dạy: 100% GV
+ KT việc sử dụng TBDH: Qua sổ mượn- trả của GV
+ KT hồ sơ, sổ sách, giáo án:1 lần/học kì = 100% GV
+ KT DTHT: 01 lần/học kỳ = 100% GV.
+ KT việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
- Biện pháp thực hiện: Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn tham gia kiểm tra; những giáo viên không có giờ đều tham gia dự giờ, kiểm tra hồ sơ, rút kinh nghiệm (có biên bản).
3. Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, tổ văn phòng:
3.1. Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn:
- Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch của tổ, khối chuyên môn.
- Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn; việc sinh hoạt chuyên môn; việc thực hiện quy định về chuyên môn nghiệp vụ, phát triển đội ngũ, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng...
- Kiểm tra công tác quản lý chuyên môn, việc thực hiện về quy định dạy thêm học thêm; kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: phụ đạo, ngoại khóa, thực hành, bồi dưỡng học sinh mũi nhọn...
- Chỉ tiêu: KT 100% Hồ sơ, sổ sách của tổ/nhóm chuyên môn.
- Biện pháp thực hiện: Huy động tối đa CBQL tham gia kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra định kỳ, đột xuất.
3.2. Kiểm tra hoạt động của tổ văn phòng.
a. Kiểm tra bộ phận văn thư, hành chính (thư viện, thiết bị, y tế trường học…):
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, việc thực hiện kế hoạch, hồ sơ, sổ sách liên quan.
- Kiểm tra hoạt động thư viện, thiết bị: (KT hồ sơ và hoạt động thực tế) Cơ sở vật chất, sắp xếp bố trí, hồ sơ quản lý sách và hoạt động thư viện, số lượng tài sản, kinh phí mua sắm, Quan tâm tới công tác bảo quản, theo dõi việc sử dụng tài liệu, SGK, TBDH, tự làm đồ dùng dạy học.
- Kiểm tra hoạt động y tế học đường; An toàn trường học: (KT hồ sơ và hoạt động thực tế) Thành lập Ban sức khỏe học đường, sắp xếp phòng y tế, tủ thuốc, tranh ảnh thông tin tuyên truyền; Công tác quản lý sức khỏe HS; Vệ sinh học đường: ánh sáng phòng học, quy cách bàn ghế, bảng lớp...; Vệ sinh nước, nguồn nước; Công tác phòng chống cháy nổ: QĐ thành lập Ban PCCN, phương án phòng cháy, trang bị phòng cháy, chữa cháy, bảng tiêu lệnh PCCC; Công tác phòng chống dịch bệnh; Công tác an ninh trường học.
- Việc thực hiện các quy định về công tác văn thư, hành chính: quản lý văn bản đi đến, lưu trữ, cập nhật thông tin, soạn thảo văn bản; hệ thống hồ sơ (hồ sơ  tuyển sinh, hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên, hồ sơ thi đua, khen thưởng, kỷ luật...), sổ sách liên quan (số đăng bộ, học bạ, sổ nghị quyết, sổ quản lý tài sản, số theo dõi công văn đi, đến...);
- Việc công khai thủ tục hành chính;
-Tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn phòng.
b. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác kế toán:
- Tiến hành công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán, trong đó quan tâm tới kế hoạch xây dựng tạo nguồn ngân sách của trường học. Các khoản thu-chi ngân sách, thu chi khác tại đơn vị. Công tác công khai tài chính, tài sản theo quy định hiện hành, việc lưu trữ hồ sơ theo quy định...
- Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, hồ sơ QL tài sản, kinh phí cho csvc, mua sắm trang thiết bị dạy học; Khuôn viên cảnh quan trường học, các khu vực vệ sinh...
- Chỉ tiêu: KT 100% Hồ sơ, sổ sách của tổ/ nhóm chuyên môn.
- Biện pháp thực hiện: Huy động tối đa CBQL tham gia kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra định kỳ, đột xuất.       
4. Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học của Hiệu trưởng; việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng tháng thông qua sổ nghị quyết của nhà trường.
-Kiểm tra kế hoạch chuyên môn của Phó Hiệu trưởng, chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình chung của nhà trường;
- Kiểm tra việc quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên: Việc phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên hợp lý, có hiệu quả; Việc quản lý lao động, trách nhiệm công tác, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước của các cá nhân; Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, NV; Những chủ trương và biện pháp để giúp GV, NV được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; KT hoạt động của tổ,nhóm chuyên môn; công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; KT hoạt động học tập, rèn luyện của HS.
Kiểm tra việc triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
Kiểm tra việc phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể.
Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh: Nắm được số HS chuyển đi- đến, bỏ học; Khen thưởng kỷ luật học sinh; Xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, danh sách lưu ban, danh sách lên lớp;
Kiểm tra thực hiện “3công khai”; “4 kiểm tra”: Công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính; Kiểm tra phân bố và sử dụng ngân sách; Kiểm tra các khoản đóng góp tự nguyện; Kiểm tra xây dựng lớp học ...
Kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý của Hiệu trưởng.
Kiểm tra việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường: việc soạn thảo, lưu trữ công văn đi- đến; việc quản lý con dấu; quản lý các loại hồ sơ sổ sách hành chính; tài chính, tài sản.
* Chỉ tiêu: Hoàn thành việc kiểm tra các hoạt động trong năm học 2021 - 2022.
* Biện pháp thực hiện: Hiệu trưởng tự kiểm tra; Ban KTNB kiểm tra.
5. Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh.
- Kiểm tra về tổ chức lớp học, nhiệm vụ của học sinh theo Điều lệ; Kiểm tra theo nội quy, quy định của trường, lớp, các tổ chức trong nhà trường;
- Kiểm tra việc tự rèn luyện của học sinh thông qua hoạt động tập thế, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động Đoàn, Đội, các Hội thi...
- Kiểm tra về trang phục khi đến trường, nền nếp học tập, sách vở và đồ dùng học tập.
- Kiểm tra việc thực hiện văn minh đô thị (khung cảnh sư phạm và việc để rác đúng nơi quy định), Luật An toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh.
* Chỉ tiêu: Kiểm tra 2 lần/năm.
* Biện pháp: Phối hợp với Tổng phụ trách, bí thư đoàn trong công tác kiểm tra.
6. Kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) và phòng chống tham nhũng (PCTN):
- Công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC: Việc xây dựng sổ sách tiếp công dân, số theo dõi đơn thư KN, TC, ghi chép theo quy định; thiết lập hồ sơ vụ việc giải quyết KN, TC (nếu có) đúng quy định; việc thực hiện kê khai, xử lý thông tin về thu nhập cá nhân.
- Công tác PCTN: Việc xây dựng kế hoạch thực hiện Luật PCTN, THTKCLP của cơ sở giáo dục, việc xây dựng các quy định, quy chế của đơn vị theo yêu cầu của công tác PCTN (kế hoạch thực hiện Luật PCTN, quy chế làm việc, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản, công khai các hoạt động của đơn vị theo quy định); việc xây dựng hồ sơ, số sách và cập nhật, ghi chép theo quy định...
        - Kiểm tra việc triển khai các VB liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)
* Chỉ tiêu: Hoàn thành trong năm học 2021 - 2022
* Biện pháp thực hiện: Ban KTNB kiểm tra.
7. Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học.
- Kiểm tra công tác tiếp nhận văn bản chỉ đạo; Việc xây dựng, ban hành, quán triệt, triển khai Quy chế dân chủ, Quy chế phối hợp trong nhà trường; Việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, lưu hồ sơ sổ sách.
- Chỉ tiêu: 2 lần/ năm.
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách thực hiện qui chế dân chủ; cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện.
- Biện pháp: Kiểm tra hồ sơ, các hoạt động thực tế.
8. Kiểm tra các hoạt động khác của nhà trường
- Kiểm tra về Công tác thu –chi tài chính; dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
- Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất...
- Kiểm tra việc xây dựng,triển khai thực hiện kế hoạch năm học. Hợp đồng lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với CB-GV-NV và học sinh.
- Kiểm tra về Hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo. Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch của nhà trường...
- Công tác quản lý và sử dụng thiết bị- đồ dùng dạy học;
- Kiểm tra công tác phổ cập giáo dục; thực hiện các cuộc vận động, phong trào của Ngành, địa phương;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục;
Chỉ tiêu: 100% các bộ phận được kiểm tra, ít nhất mỗi bộ phận được kiểm tra 02 lần/năm học.Hoàn thành trong năm học, có biên bản kèm theo.
Biện pháp thực hiện:  Hoàn thiện hồ sơ quản lý của nhà trường, cơ sở vật chất, các bộ phận thư viên, y tế, vệ sinh môi trường, trang thiết bị….Huy động tối đa CBQL tham gia kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng, có đề xuất, kiến nghị.
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA NỘI BỘ CỤ THỂ
 
Thời gian Nội dung kiểm tra Đối tượng kiểm tra Phương pháp kiểm tra Lực lượng KT

Tháng 9/2021
- Kiểm tra công tác tổ chức, việc quản lý, bố trí, sử dụng GV.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.
- Kiểm tra công tác thư viện trường học
- Hiệu trưởng,


- HT và các bộ phận liên quan

- Nhân viên thư viện
- Hồ sơ


-Hồ sơ


- Thực tế
 
-Ban KTNB

-Ban KTNB

-Ban KTNB
Tháng 10/2021 - Kiểm tra toàn diện 3 đ/c: Nguyễn Thị Hoa; Nguyễn Thị Hồng Nhung; Nguyễn Thị Ngân.

- Kiểm tra công tác y tế học đường- An toàn trường học.

-  Kiểm tra CSVC.
 
- Đ/c Hoa; Nhung; Ngân




- Bộ phận Y tế học đường


- Đ/c Quỳnh.
 
- Hồ sơ, dự giờ.




- Thực tế



- Thực tế
 
- BGH + TTCM




- Ban TTND. Công đoàn

- Ban TTND.
Tháng
11/2021
-  Kiểm tra hồ sơ, sổ sách giáo viên.

-Kiểm tra toàn diện 4 đ/c: Phạm Thị Phương;  Lê Thị Luyến; Bùi Văn Hưng; Lê Hải Anh.

-  Kiểm tra việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học.

- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn

- KT việc thực hiện thu – chi các khoản do nhân dân, tổ chức đóng góp.
- Tổ CM, giáo viên.

- Đ/c Phương; Luyến; Hưng; Hải Anh


- GV toàn trường, bộ phận thiết bị

- 3 tổ chuyên môn
- HT, Kế toán, Thủ quỹ
- Hồ sơ.


- Hồ sơ, dự giờ



- Hồ sơ, thực tế.


-  Hồ sơ, thực tế.


- Hồ sơ
- Bộ phận chuyên môn

- BGH + TTCM; đ/c Trung.


- Ban KTNB



- BGH + TB TTND

- Ban KTNB
 
Tháng 12/2021 -  . Kiểm tra toàn diện đ/c Nguyễn Thị Lý

- Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức cho HS, việc thực hiện các phong trào thi đua.
- đ/c Lý


- GV toàn trường và các bộ phận liên quan.
- Hồ sơ, dự giờ.

- Hồ sơ, thực tế.
 
-BGH + Tổ, khối trưởng

- BGH; Ban KTNB; TPT
Tháng 1/2022 - Kiểm tra việc thực hiện Qui chế dân chủ.


- Kiểm tra Việc công khai trong lĩnh vực giáo dục

- Công tác phòng chống tham nhũng, tiếp công dân.
- HT; Kế toán và các bộ phận có liên quan

- HT



- HT; Kế toán
- Hồ sơ



- Hồ sơ



- Hồ sơ
 
- Ban KTNB



- BKT



- Ban KTNB
 
Tháng 2/2022 -  Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp.

- Kiểm tra hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý hành chính
- GV, HS 22 lớp

- HT và các bộ phận liên quan
 - Hồ sơ; thực tế

- Hồ sơ
-BGH; TPT


- Ban KTNB
 
Tháng 3/2022 - Kiểm tra hoạt động giảng dạy và học tập các môn văn hóa.
- Kiểm tra công tác Đoàn – Đội
- GV toàn trường

- Bí thư chi đoàn; TPT
- Thực tế + hồ sơ

- Hồ sơ, thực tế.
- Ban KTNB


- Ban KTNB
Tháng 4/2022 - Kiểm tra việc quản lý, sử dụng phần mềm CSDL - Ban quản trị và GV toàn trường - Hồ sơ, thực tế - Ban KTNB
 
Tháng 5/2022 - Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ, đề, đáp án, biểu điểm chấm các lần KTĐK - PHT
phụ trách  chuyên môn
- Hồ sơ

 
- Ban KTNB

 
Tháng 6/2022 - Kiểm tra việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục trong nhà trường. - Tổ làm phổ cập - Hồ sơ

 
- BGH, Ban TTND
Tháng 7/2022 - Kiểm tra việc thực hiện công khai chất lượng giáo dục.
- Kiểm tra việc nhận hồ sơ tuyển sinh.
- KT tuyển sinh lần 1.
- KT tuyển sinh lần 2.
- Hiệu trưởng.


-Ban tuyển sinh
- Hồ sơ


- Hồ sơ
-Ban KTNB


-BGH
 
Tháng 8/2022 - Kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp;

- KT CSVC

-Kiểm tra Thư viện, thiết bị
-Ban Tuyển sinh

- Đ/c Thu

- Bộ phận Thư viện, thiết bị
- Hồ sơ


-KT thực tế

- KT thực tế
- Ban KTNB


- Ban KTNB

- Ban KTNB
 

IV. Tổ chức thực hiện:
1. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
a.Phân công:
- Đ/c Lê Thị Kim Thái (Trưởng ban): Chỉ đạo chung, xây dựng kế hoạch; phụ trách tổ kiểm tra bộ phận, trực tiếp kiểm tra một số chuyên đề (theo lịch thực hiện); tổng hợp, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trong năm học; giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng; đáp ứng các thông tin, báo cáo với Phòng GD&ĐT.
- Đ/c Nguyễn Thị Thu Chung (Phó trưởng ban): Tham mưu cho đ/c trưởng ban về công tác kiểm tra nội bộ; phụ trách kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và kiểm tra chuyên đề; trực tiếp kiểm tra một số bộ phận, một số chuyên đề và hoạt động sư phạm của một số nhà giáo (theo lịch thực hiện).
- Các thành viên khác: Chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra theo lịch; lập biên bản kiểm tra (theo mẫu) phải ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan.
b. Phối hợp với các tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng và các tổ chức trong nhà trường:
       Kế hoạch kiểm tra nội bộ được triển khai cụ thể tới CB-GV-NV trong hội nghị công chức, viên chức. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ, Ban kiểm tra nội bộ cần phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng và các bộ phận khác trong nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
c. Báo cáo kết quả kiểm tra:
       Sau khi tổ chức kiểm tra (theo lịch thực hiện), người kiểm tra phản ánh tình hình kiểm tra và nộp biên bản kiểm tra cho đ/c trưởng ban. Cuối học kỳ I và cuối năm học, đ/c trưởng ban làm báo cáo nộp về Phòng GD&ĐT.
2. Trách nhiệm thực hiện.
        Mọi thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ và những CB-GV-NV có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022 đã xây dựng; lưu giữ các hồ sơ kiểm tra theo đúng quy định để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra của cấp trên; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định. Trên đây là Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2021- 2022. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề nẩy sinh, các đ/c trong Ban kiểm tra nội bộ nhà trường và các đ/c CB-GV-NV có liên quan cần phản ánh, báo cáo kịp thời với đ/c Hiệu trưởng để xem xét giải quyết.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT( để b/c);
- Ban KTNB (để t/h);
- CB, GV, NV nhà trường(để t/h);
- Lưu: VT, (Chung 04).
 
HIỆU TRƯỞNG


Lê Thị Kim Thái
 
 
   

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay365
  • Tháng hiện tại30,741
  • Tổng lượt truy cập415,685
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây