QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIM BÀI
Thứ năm - 31/03/2022 21:08
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TT KIM BÀI
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kim Bài, ngày 24 tháng 3 năm 2022 |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIM BÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-THKB ngày 24/03/2022 của Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Kim Bài)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trường Tiểu học thị trấn Kim Bài là tổ chức tư vấn giúp Hiệu trưởng đưa vấn đề giới vào quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình của trường.
Điều 2. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ được sử dụng con dấu của trường trong mọi giao dịch, thông tin, tuyên truyền. Kinh phí hoạt động và triển khai kế hoạch hành động hàng năm của Ban do Hiệu trưởng phê duyệt được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chương trình công tác.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA BAN
Điều 3. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ có nhiệm vụ:
1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về luật pháp, chính sách đối với phụ nữ, về Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, về bình đẳng giới. Tuyên truyền các chế độ, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ.
2. Hàng năm, xây dựng Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ. Tổ chức, phối hợp với các đoàn thể để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động đã được phê duyệt. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và đưa vào nội dung tổng kết hàng năm của Sở. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành.
3. Là đầu mối đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ.
4. Triển khai các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ theo hướng dẫn của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện và thực hiện lồng ghép giới theo hướng dẫn của PGD, Tổ chức nghiên cứu và đề xuất hướng khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới, vi phạm quyền lợi của phụ nữ.
5. Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban, trong đó quy định rõ lề lối làm việc, trách nhiệm từng thành viên và duy trì hoạt động có hiệu quả.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
a. Trưởng ban:
Phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban, cụ thể là:
- Quyết định kiện toàn tổ chức bộ máy Ban phù hợp tình hình thực tế của Ngành, phê duyệt kế hoạch dài hạn, hàng năm Vì sự tiến bộ của phụ nữ, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch này, phê duyệt thay đổi một số Điều, Khoản trong Quy chế hoạt động của Ban khi cần thiết.
- Chủ trì các hội nghị của Ban, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban.
- Báo cáo lên cấp trên kiến nghị của Ban về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, về tổ chức của Ban và báo cáo sơ kết, tổng kết, định kỳ hoạt động của Ban.
- Ủy quyền điều hành công việc cho Phó Trưởng ban khi đi vắng.
b. Phó Trưởng ban:
- Thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công, ủy quyền và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đó.
- Phó Ban trực chịu trách nhiệm duyệt tổng hợp, đánh giá chung kết quả thực hiện các chương trình công tác của Ban, phối hợp hoạt động của các thành viên thuộc Ban, giúp Trưởng ban chuẩn bị nội dung, tài liệu các kỳ họp của Ban.
c. Các thành viên:
- Tham dự các kỳ họp của Ban, đóng góp ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiêm vụ được Trưởng ban phân công.
- Kịp thời phản ánh những kiến nghị có liên quan đến chính sách, chế độ, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức nữ.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM
Điều 5. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ hoạt động kiêm nhiệm, theo nguyên tắc dân chủ và chế độ tập thể.
Điều 6. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ họp định kỳ 3 tháng 1 lần vào tuần thứ 2 của tháng đầu mỗi quý. Trưởng ban quyết định các công việc của Ban phát sinh trong thời gian giữa 2 kỳ họp và thông báo cho các thành viên biết tại phiên họp tiếp đó.
Điều 7. Các thành viên được phân công lĩnh vực, đối tượng nào chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch, theo dõi, đánh giá các hoạt động ở lĩnh vực, đối tượng đó và báo cáo cho Trưởng ban.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Tùy tình hình thực tế, hàng năm Trưởng ban có thể phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Điều, Khoản cho phù hợp, đảm bảo cho Ban hoạt động hiệu quả hơn.
Điều 9. Các thành viên Ban VSTBPN, các tổ chuyên môn, công đoàn chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này./.