TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIM BÀI VỚI VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN

Thứ tư - 04/08/2021 17:12
Để môi trường học tập trở nên an toàn, thân thiện hơn không thể không nói tới vai trò của đội ngũ các nhà giáo – yếu tố then chốt, quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh 2 buổi/ ngày, giáo viên còn thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, … và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy, công việc của giáo viên tiểu học đòi hỏi phải dày công trong suy nghĩ và hành động.
Những năm gần đây, mô hình trường học chỉ chú trọng dạy chữ, thiếu rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh không còn phù hợp đòi hỏi các trường Tiểu học phải tích cực đổi mới về mọi mặt: cơ sở vật chất, phương pháp dạy học, nội dung văn hóa, tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh,… đó chính là đổi mới môi trường học tập.
Để môi trường học tập trở nên an toàn, thân thiện hơn không thể không nói tới vai trò của đội ngũ các nhà giáo – yếu tố then chốt, quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh 2 buổi/ ngày, giáo viên còn thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, … và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy, công việc của giáo viên tiểu học đòi hỏi phải dày công trong suy nghĩ và hành động.
Người giáo viên cần đảm bảo cho mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Thực hiện phương châm “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của học sinh” thông qua suy nghĩ, hành động, lời nói,… của người thầy. Cần chú ý nói những lời động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân “không sao đâu”“làm lại đi nào”“từ từ thôi”“em sắp làm được rồi”… khi học sinh gặp thất bại. Chấp nhận sự khác biệt (sẽ đem lại tính phong phú). Tôn trọng ý kiến cá nhân (dạy học sinh biết tham gia phát biểu ý kiến, biết nêu chính kiến), tránh áp đặt. Từ đó hình thành thói quen suy nghĩ một cách độc lập.
Thầy cô giáo cần đổi mới phương pháp giáo dục mà ở đó không có tình trạng học sinh khoanh tay lên bàn nghe giáo viên giảng bài, không có tình trạng giáo viên làm tổn thương học sinh trước lớp, không có hiện tượng giáo viên nhận xét khuyết điểm của học sinh  trước phụ huynh học sinh. Chỉ có giáo viên là người chia sẻ với học sinh.
Trong môi trường trường tiểu học thân thiện, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, học sinh sẽ cảm thấy sự thoải mái khi việc học của các em không chỉ gắn với những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn được học thông qua các trò chơi, qua sự trải nghiệm của chính các em khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Qua đó có thể giúp các em có khả năng hoạt động độc lập, tự tin, nâng cao khả năng tự học hỏi, giúp các em được phát triển tư duy ngay từ bậc Tiểu học .
Do đó, để đổi mới môi trường học tập đầu tiên phải nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà giáo. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự vận động của chính mỗi nhà giáo. Mỗi người giáo viên tiểu học cần tự rèn luyện, tăng cường tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ hay các buổi sinh hoạt chuyên đề, nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học để luôn cập nhật được những kiến thức mới, những nội dung có tính chất thời sự phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh tại trường, lớp mình. Học sinh cần được vui chơi, được hoạt động, được chia sẻ với thầy cô giáo; thầy cô gần gũi thân thiết với học sinh để học sinh luôn có cảm giác được yêu thương, coi đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, tin tưởng nhất, coi như người cha, người mẹ trong gia đình.         
Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng, thương hiệu của mỗi nhà trường.
Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ vừa tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm, tận lực vì sự nghiệp giáo dục là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của bất kỳ nhà trường nào. Đạt được điều đó có sự ảnh hưởng lớn từ phía các nhà quản lý.
Ban giám hiệu nhà trường giúp đội ngũ giáo viên nắm vững bản chất của hoạt động xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Đó là: hướng dẫn tự học, kỹ năng sống và xây dựng văn hóa trường học; giáo dục các giá trị văn hóa phù hợp với thực tiễn, sắc thái văn hóa của địa phương, đảm bảo sự phát triển lâu dài, không chạy theo thành tích, hình thức…  Đồng thời, cũng cần có sự động viên, khích lệ đối với các thầy cô tâm huyết với hoạt động giáo dục, hoạt động xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực để giữ mãi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm mỗi nhà giáo.
Mỗi người thầy mẫu mực sẽ luôn giúp học trò cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Dưới đây là một số hoạt động của thầy và trò nhà trường


                                                               
 

Tác giả: Cô Nguyễn Thị Thu Chung - Phó Hiệu trưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,308
  • Tháng hiện tại25,533
  • Tổng lượt truy cập448,850
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây